Rọ đá
Rọ đá do Việt Nam sản xuất, chế tạo bằng thép tạo thành các tấm lưới thép chuyên được sử dụng trong các công trình bảo vệ bờ kè, phòng chống xói lở và làm các loại tường chắn đất bền vững với các tác nhân môi trường, phù hợp với địa hình mái dốc, kè biển, sông
Cấu tạo rọ đá:
Từ những tấm lưới thép kết cấu hình lục giác, với đặc tính này giúp rọ và thảm đá chịu được những biến động lớn về thời tiết cũng như các yếu tố khác của môi trường xung quanh.
Đặc tính này giúp rọ và thảm đá được sử dụng nhiều trên khu vực có nền đất yếu, nơi kết cấu đất cần được gia cố thêm và xử lý nền. Ngoài ra do kết cấu đá xếp bên trong tạo ra khả năng thoát nước nhanh làm giảm áp lực nước phía sau tường chắn hoặc áp lực nước từ dưới lên. Do đó độ dày theo yêu cầu thiết kế cũng giảm theo
Rọ đá có mấy loại
Có 2 loại Rọ đá mạ kẽm và rọ đá bọc PVC.
Rọ đá mạ kẽm có độ bền cao do lớp kẽm giúp tránh tác nhân môi trường.
Rọ đan từ dây thép đã được mạ kẽm nhằm ngăn chặn oxi hóa của môi trường trong môi trường điện hóa ăn mòn cao. Rọ mạ kẽm tùy thuộc vào cường độ mạ được tính theo g/m2 và chỉ tiêu thí nghiệm Rọ đá thuộc bộ tiêu chuẩn ASTM hoặc TCVN.
Rọ đá bọc PVC dùng chất liệu PVC bọc bên ngoài dây thép giúp dây thép chống chịu tác nhân môi trường ngay cả môi trường nước biển hay khu vực có sự thay đổi PH lớn
Lớp bọc nhựa PVC nhằm nâng cao tuổi thọ của rọ. Chúng có kích thước dây đan từ 2,2mm đến 2,7mm tùy công trình sẽ có kích thước dây đan khác nhau.
Báo giá rọ đá
- Rọ đá mạ kẽm bọc PVC P8/2.2-3.2mm, dây viền 2.7-3.7mm giá 47,000 đ/m2
- Rọ đá mạ kẽm bọc PVC P8/2.4-3.4mm, dây viền 2.7-3.7mm giá 50,000 đ/m2
- Rọ đá mạ kẽm bọc PVC P8/2.7-3.7mm, dây viền 3.4-4.4mm giá 59,000 đ/m2
- Rọ đá mạ kẽm bọc PVC P10/2.2-3.2mm, dây viền 2.7-3.7mm giá 41,000 đ/m2
- Rọ đá mạ kẽm bọc PVC P10/2.4-3.4mm, dây viền 2.7-3.7mm giá 45,000 đ/m2
- Rọ đá mạ kẽm bọc PVC P10/2.7-3.7mm, dây viền 3.4-4.4mm giá 53,000 đ/m2
- (Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi theo thị trường, Quý khách hàng liên hệ bộ phận kinh doanh để nhận báo giá mới nhất)
Ghi chú: Dung sai về sản phẩm cụ thể như sau:
- Dung sai về kích thước mắt lưới (Dài, rộng): ±10% theo TCVN 10335:2014.
- Dung sai về đường kính dây đan và dây viền: +0.04, -0.16mm theo TCVN 2053:1993 (2008).
- Dung sai về kích thước rọ, thảm (Dài, rộng, cao): ±5%; ±5%; ±10% theo TCVN 10335:2014.
- Trọng lượng mạ kẽm: 50÷65g/m 2 theo TCVN 2053:1993 (2008).
- Dây buộc kèm theo 2% trọng lượng.
- Đơn giá trên đã bao gồm 10% VAT.
- Điều kiện thanh toán: Thanh toán trước khi nhận hàng.
- Giao hàng: Trên phương tiên tại nhà máy
- Báo giá này có giá trị đến khi có thông báo mới
Chúng tôi hy vọng nhận được sự chấp thuận và hợp tác của quý công ty.
Nhà máy sản xuất rọ đá hàng đầu Việt Nam được sản xuất theo công nghệ hàng đầu thế giới, xoắn kép hai vòng, dây thép đạt chuẩn. Sản xuất theo đặt hàng
Thông tin chung về rọ đá
Rọ đá là gì.?.
Rọ đá hay còn gọi là Basket Gabion có hình dạng là hình khối lập phương, hình vuông hoặc tròn mà các thành và đáy được làm bằng lưới thép xoắn kép hoặc lưới thép hàn dùng để đựng đá tạo thành bức tường đá, kè đá, tấm chắn vững chắc
Để ngăn ngừa quá trình oxi hóa dây thép được mạ kẽm hoặc bọc lớp nhựa PVC bên ngoài dùng để xây dựng các công trình phòng chống xói lở, bảo vệ bờ sông biển, xây dựng đập tràn, bể tiêu năng, mố cầu, tường chắn đất v.v.
Các hình thái khác của rọ như Rồng đá (Định hình tròn), Rọ đá hộc (Định hình khối vuông), thảm đá (Định hình vuông hoặc chữ nhật rộng).
Đặc tính – Cấu tạo đặc tính của rọ đá
Hình thái thể hiện gồm: mặt trước, thành bên, dây viền, dây buộc, vách ngăn và nắp.
- Rọ có cấu tạo bởi dây thép và mắt lưới lục giác, đan bằng máy, xoắn chặt 2 vòng kép bảo đảm lực căng yêu cầu tại nút xoắn mắc lưới.
- Dây đan lưới, dây viền, và dây buộc là dây thép dẻo (mild steel), mạ kẽm theo phương pháp nhúng nóng, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật như sau:
- Cường độ chịu kéo: 38 – 52 kg/mm2, theo tiêu chuẩn BS 1052 : 1980 (1999). Độ giãn dài kéo đứt: ≥ 12 %, theo tiêu chuẩn BS 1052 : 1980 (1999).
Chiều dày mạ kẽm:
- Thông thường: 50 -> 65 g/m2 theo TCVN 2053:1993
- Đặc biệt: 220 đến 280 g/m2 , theo tiêu chuẩn BS 443:1982 (1990)
Dây thép: làm bằng thép không gỉ, có độ đồng đều về chất lượng, lực kéo, được xoắn 2 vòng chắc chắn
Dây viền: Là dây thép nhưng kích thước lớn hơn dây thép đan, nhằm cố định cho các tấm lưới đan và tạo hình chắc chắn
Dây buộc: Là dây để giằng, gia cố các rọ đá với nhau. Có đặc tính và kích thước như dây thép
Vách ngăn: tạo thành từ các dây thép đan với nhau
Dây thép được sử dụng loại dây thép mạ kẽm hoặc dây mạ kẽm bọc nhựa PVC
Mắt lưới tùy yêu cầu kỹ thuật công trình để lựa chọn kích thước mắt lưới. Các kích thước phổ thông gồm có:6 cm x 8 cm; 8 cm x 10 cm; 10 cm x 12cm
Chức năng của rọ đá
Chức năng chính của rọ là đảm bảo cho công trình xây dựng thêm vững chắc, an toàn, chống lại tác động của môi trường thông qua việc:
Làm tường chắn đất; Tường chắn trọng lực: Được ứng dụng với mục đích gia cố, bảo vệ công trình giao thông, công trình gần chân núi, tránh sạt lở, sụt trượt.
Kết cấu chân khay, chân cầu, hố móng, cột điện.
Lớp bảo vệ mái dốc, lòng kênh
Các kết cấu tràn, chỉnh trị dòng, đê đập trọng lực, xây đập thủy lợi chắn nước.
Thi công kè bờ biển, bờ sông, điều chỉnh sóng ngầm.
Làm tường chắn cảnh quan cho các công trình xây dựng trên núi hoặc ở chân núi
Ứng dụng của rọ đá trong xây dựng hạ tầng.
Từ các đặc tính chức năng thì rọ đá được sử dụng trên những vùng đất yếu, nơi mà những kết cấu cũng cần phải được gia cố thêm và xử lý nền. Ngoài ra, tính thầm nước xuyên qua các lớp đá sẽ triệt tiêu được áp lực nước ở phía sau tường chắn hoặc áp lực đẩy ngược bên dưới. Do đó, rọ đá Công Ty cung cấp được sử dụng trong các ứng dụng:
Kè đê, đập, mái dốc để chống sụt trượt, lở trôi và xói mòn
– Xây các tường chắn (tường trọng lực)
– Lát lòng kênh/mương chống xói mòn
– Xây đập chắn nước, đập lưu nước, kiểm soát, điều phối và cải tạo dòng chảy
– Bảo vệ cửa xả, cống xả
– Bảo vệ chân cầu, hố móng cột điện/điện thoại
Cách lắp đặt rọ đá – Thảm đá
Lắp đặt rọ đá
- Đặt tấm đáy tiếp xúc với mặt bằng bằng phẳng
- Mở dựng tất cả các tấm mặt bên lên vuông góc với tấm đáy gấp thành hộp.
- Dựng vách nếu có vách
- Sử dụng các dây buộc và dây gia cường cố định các bên và vách ngăn vào các dây biên liên kết các tấm đầu, cuối với tấm trước, sau
Lắp đặt thảm đá
- Đặt thảm đá lên mặt bằng bằng phẳng và đủ rộng
- Dựng các tấm cạnh xung quanh lên và liên kết với nhau thông qua dây biên đứng và vách ngăn
Lắp đặt thảm, rọ đá tại các vị trí đặc biệt
- Tại nơi mà kích thước các các thảm, rọ thông thường không khớp với vị trí lắp đặt, có thể điều chỉnh bằng cách cắt giảm bớt kích thước hoặc nối liên kết dài thêm, việc cắt hay nối dài thảm rọ, phải đảm bảo rằng chất lượng của nó tương tự như thảm, rọ thông thường.
- Rọ đá và thảm đá có thể uốn cong với bán kính từ 18,0 tới 21,0 mà chất lượng không bị biến đổi. Khi đó nắp rọ, thảm phải được điều chỉnh cho phù hợp với hiện trạng của thảm, rọ. Sau khi hoàn thiện lắp đá, tất cả các dây buộc nhô ra trên mặt phải được gập hướng vào trong, hoặc cắt bỏ cẩn thận.
Quy cách Thi công rọ đá, thảm đá
- Mỗi một nhà thầu theo kinh nghiệm làm việc sẽ có một phương pháp thi công riêng. Dưới đây là phương pháp thi công Công Ty hướng dẫn
Bước 1: Chuẩn bị vật tư
Rọ đá mạ kẽm hoặc Rọ đá mạ kẽm bọc PVC.
- Rọ, thảm được chế tạo sẵn tại nhà máy theo kích thước thiết kế, buộc thành từng kiện theo từng loại tấm buộc sẵn với khung định hình. Rọ, thảm sẽ được ghép buộc tại công trường
Đá, đá hộc
- Đá từ nguồn cung cấp phải được tập kết về bãi chứa tại chân công trình để tiến hành các công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vật liệu làm cơ sở để Tư vấn giám sát chấp thuận đưa vật liệu vào sử dụng trong công trình.
- Đá sử dụng để xếp vào bên trong rọ đá, thảm đá là loại đá cuội khai thác từ tự nhiên hoặc đá khai thác từ các mỏ đã được tuyển chọn kích thước phù hợp với mắt lưới và chiều cao xếp của kết cấu rọ, thảm để các cỡ đá nhỏ không bị lọt qua mắt lưới
Chuẩn bị thiết bị và các dụng cụ thi công
- Dụng cụ thi công rọ, thảm: Các dụng cụ cần thiết cho công tác lắp dựng rọ, thảm như: Xà beng để gò ép rọ đá khi cần đậy và buộc, kìm mũi dài, móc khóa, các dụng cụ khác như: giá khuôn, cọc thép neo, thanh văng, tăng đơ …
- Các thiết bị thi công: các thiết bị cần thiết cho công tác bố trí rọ, thảm đá, công tác đổ đá …
Bước 2: Xác định mặt bằng và phương pháp lắp đặt rọ đá
- Trước khi tiến hành thi công, kỹ sư công trình cần tiến hành đẩy mạnh nghiên cứu, thăm dò tính chất đất đá khu vực tiến hành thi công cũng như đặc điểm địa hình của công trình thiết kế đó mà bạn nên chọn biện pháp thi công rọ đá phù hợp.
Xác định phương pháp thi công:
- Lắp ghép rọ hoàn chỉnh tại địa điểm cần đặt rồi tiến hành bỏ đá vào.
- Bỏ đá vào trong rọ trước rồi di chuyển đến rọ chứa đá đến vị trí thả rọ.
Bước 3: Lắp đặt rọ đá
- Rọ được lắp đặt ở những chỗ khô ráo, công tác này được thực hiện ngay tại vị trí sẽ đặt rọ để không làm biến dạng hoặc hư hại rọ, thảm.
Để đảm bảo chất lượng công trình cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Khi lắp dựng không được làm hư hại lớp phủ của dây.
- Tất cả các tấm lưới thép cần được chế tạo trong nhà máy. Những tấm này được tính toán đầy đủ các dự phòng để khi lắp ghép lại thì được một rọ, thảm đúng như kích thước thiết kế.
- Khi ghép buộc phải đảm bảo các tấm lưới thép căng và phẳng, các mặt đứng và các vách ngăn thẳng đứng, các góc đúng yêu cầu của thiết kế, các nút buộc liên kết đúng kỹ thuật.
Bước 4: Bố trí rọ, thảm
- Sau khi được lắp dựng, nhà thầu đặt rọ, thảm vào đúng vị trí thiết kế. Trước khi đổ đá, phải làm các công việc sau:
- Ở những chỗ nước sâu, sử dụng thợ lặn để kiểm tra vị trí và liên kết giữa các rọ, các thảm so với yêu cầu thiết kế, hiệu chỉnh vị trí nếu có sai phạm.
- Đặt các rọ, thảm trống lên nền móng đã hoàn thiện, buộc liên kết các rọ với nhau, các thảm với nhau (với tất cả các rọ (thảm) bên cạnh và rọ (thảm) dưới đã hoàn thiện). Nguyên tắc liên kết là cạnh giáp cạnh. Kỹ thuật buộc giống như buộc ghép rọ, thảm đá, dây buộc phải liên tục.
- Kéo căng rọ, thảm trước và trong quá trình đổ đá nhằm làm cho rọ, thảm được phẳng đẹp, không bị phình, bị lún xệ xuống và không bị méo.
Bước 5: Đổ đá, xếp đá
- Việc tổ chức thi công rọ đá, thảm đá được thực hiện bằng biện pháp nhân công xếp kết hợp với cơ giới. Có phương án tổ chức thi công cơ bản là tiến hành thi công trực tiếp tại mặt bằng và thi công xếp trước tại một vị trí khác và dùng thiết bị thi công di chuyển lắp đặt rọ vào vị trí mặt bằng (biện pháp thi công rọ, thảm xếp trước). Phương án thứ nhất được áp dụng cho các công trình trên bờ có thể thực hiện được bằng việc xếp nhân công, phương án thứ hai sử dụng cho công trình thủy và các công trình có điều kiện mặt bằng đặc biệt.
- Đối với phương án thi công công trình thủy công với rọ, thảm xếp trước, biện pháp thi công được tiến hành bởi máy thả định vị chuyên dụng cho công tác thả thảm rọ đá, bằng băng tải dẫn hướng hoặc thi công bằng cầu với khung gia cường hoặc hộp thả mở đáy.
- Tùy thuộc vào phương pháp thi công và yêu cầu độ chặt xếp rọ, thảm, đá xếp có thể là hỗn hợp cấp phối gồm các kích thước nhỏ hơn yêu cầu để chèn và giảm thiểu độ rỗng, kích thước lớn hơn yêu cầu nhưng thành phần này sẽ không vượt quá 5% mỗi loại so với kích thước phù hợp yêu cầu.
Bước 6: Đậy nắp rọ đá, thả đá
- Sau khi đổ đá vào đầy rọ (cao hơn rọ 0,025m) nhà thầu tiến hành san phẳng rồi đậy và buộc nắp, cần giữ cho nắp rọ, thảm không bị căng quá và đậy kín lại. Dây buộc nắp cũng là dây đã sử dụng để buộc rọ, thảm. Nút cuối cùng phải ở góc và quấn 3 vòng.
Bước 7: Nghiệm thu
- Nghiệm thu công trình rọ, thảm đá được thực hiện sau khi đánh giá chất lượng thi công đáp ứng các yêu cầu của dự án đưa ra. Biên bản nghiệm thu được lập bởi các bên tham gia dự án để phục vụ cho công tác bảo hành bảo trì và đưa công trình vào sử dụng.
- Yêu cầu về độ chặt của đá xếp trong rọ, thảm: Đá được xếp trong rọ, thảm phải đảm bảo độ chặt tối thiểu là 60% so với khối vật liệu đặc. Kỹ sư và nhà thầu xếp thử 01 cấu kiện rọ, thảm đá tại hiện trường trước khi triển khai thi công thực địa.
Đối với phương án thi công công trình thủy công với rọ, thảm xếp trước, biện pháp thi công được tiến hành bởi máy thả định vị chuyên dụng cho công tác thả thảm rọ đá, bằng băng tải dẫn hướng hoặc thi công bằng cầu với khung gia cường hoặc hộp thả mở đáy.