Vải địa kỹ thuật

Rất Mong Được Quý Khách Đánh Giá 5 Sao post

Vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật gồm hai loại, không dệt và có dệt được sản xuất từ xơ PP hoặc PE ứng dụng nhiều trong ngành vật tư cầu đường, đê kè thủy lợi xử lý nền đất yếu và các ứng dụng trong nông nghiệp và cảnh quan môi trường.

Vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật

Báo giá vải địa kỹ thuật các loại

Công Ty tự hào là đơn vị cung cấp vải địa kỹ thuật được sản xuất trên dây truyền công nghệ tiên tiến, hiện đại với nguồn nguyên liệu nhập khẩu cao cấp đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế giá thành hợp lý tiết kiệm chi phí cho công trình.

Kho vải địa kỹ thuật nhà máy

Kho vải địa kỹ thuật nhà máy

Báo giá vải địa kỹ thuật không dệt

Stt Loại vải địa kỹ thuật Đơn vị Đơn giá
1 Vải địa kỹ thuật ART7 M2 7.500 vnđ
2 Vải địa kỹ thuật ART9 M2 8.100 vnđ
3 Vải địa kỹ thuật ART11 M2 8.800 vnđ
4 Giá vải địa kỹ thuật ART12 M2 9.000 vnđ
5 Vải địa kỹ thuật ART15 M2 12.000 vnđ
6 Vải địa kỹ thuật ART17 M2 13.800 vnđ
7 Vải địa kỹ thuật ART20 M2 16.200 vnđ
8 Vải địa kỹ thuật ART25 M2 19.200 vnđ
9 Vải địa kỹ thuật ART28 M2 21.800 vnđ
10 Giá vải địa kỹ thuật TS (7kN-28kN) M2 0932.223.101

Báo giá mới nhất tại kho bên bán, chưa gồm vận chuyển

Báo giá vải địa kỹ thuật dệt GET

Stt Loại vải địa kỹ thuật giá đ/m2
1 Vải địa kỹ thuật dệt GET5 (50/50kN/m2) 12.000
2 Giá vải địa kỹ thuật dệt  GET10 (100/50kN/m2) 14.300
3 Vải địa kỹ thuật dệt  GET15 (150/50kN/m2) 17.100
4 Vải địa kỹ thuật dệt  GET20 (200/50kN/m2) 20.300
5 Vải địa kỹ thuật dệt GET25 (250/50kN/m2) 24.600
6 Vải địa kỹ thuật dệt  GET30 (300/50kN/m2) 28.000
7 Vải địa kỹ thuật dệt  GET40 (400kN/m2) 36.300
8 Vải địa kỹ thuật dệt  GET 100/100 17.100
9 Vải địa kỹ thuật dệt GET 150/150 24.600
10 Vải địa kỹ thuật dệt GET 200/200 32.600

Báo giá mới nhất tại kho bên bán, chưa gồm vận chuyển

Vải địa kỹ thuật là gì ?

Vải địa kĩ thuật là loại vải có tính thấm, khi sử dụng lót trong đất nó có khả năng phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường và thoát nước. Loại vải này thường được sản xuất từ polypropylene hoặc polyester và được sử dụng nhiều trong các ngành kĩ thuật như thủy lợi, giao thông, môi trường….. Tùy theo hợp chất và cách cấu tạo, mỗi loại vải địa kĩ thuật có những đặc tính cơ lý hóa như sức chịu kéo, độ dãn, độ thấm nước, môi trường thích nghi …..khác nhau.

Xơ vải địa kỹ thuật

Xơ vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật không dệt:

Là tấm vải gồm các sợi xơ liên kết với nhau không bằng hình thức dệt, đan sợi mà dùng phương pháp xuyên kim để liên kết không định hướng các sợi xơ với nhau.

Từ các sợi xơ rất mảnh, qua quá trình xuyên kim các gai móc trên kim sẽ kéo, móc sợi xơ lên xuống tạo thành liên kết chặt chẽ giữa các sợi xơ

Cho xơ vào máy chải

Cho xơ vào máy chải

Vải địa kỹ thuật không dệt có loại xơ ngắn và loại xơ liên tục.

Được sản xuất từ xơ polypropylen chất lượng cao gồm những sợi ngắn và sợi dài liên tục, không theo một hướng nhất định nào, được liên kết với nhau bằng phương pháp xuyên kim, cán nhiệt.

Các lớp xơ được xếp lớp

Các lớp xơ được xếp lớp

Vải địa có cấu trúc cực kỳ mạnh mẽ, bền chắc, có tính ổn định cao và chịu thiệt hại tốt từ áp lực xây dựng. Dùng để ngăn giữa hai lớp vật liệu có kích thước hạt khác nhau, như đá hay đá dăm, hay cát với nền đất yếu.

Vải có cường lực từ 6kN/m2 đến 30kN/m2 đáp ứng cho mọi tiêu chuẩn thiết kế của từng công trình yêu cầu.

Quá trình sản xuất vải địa kỹ thuật không dệt qua các công đoạn sau:

Sau khi lớp xơ được xếp lớp, qua công đoạn xuyên kim gồm hàng vạn mũi kim móc nối các xợi sơ lên xuống với nhau.

Máy xuyên kim

Máy xuyên kim

Quá trình ép nhiệt xơ được đính chặt, không thay đổi hình dạng kích thước sau khi xuyên kim

Trục nhiệt

Trục nhiệt

Cuối cùng, kéo giãn và phân cuộn

Trục nhiệt

Kéo giãn

Đóng cuộn

Đóng cuộn

Vải địa không dệt có các chức năng sau:

Chức năng phân cách: là chức năng chính của vải địa tạo lớp ngăn cách giữa hai lớp vật liệu đảm bảo vật liệu không bị trộn lẫn kể cả các hạt mịn, hạt có kích thước nhỏ.

Sản xuất vải địa kỹ thuật dệt

Sản xuất vải địa kỹ thuật dệt

Khác với màng chống thấm hdpe và giấy dầu, cũng tạo lớp phân cách nhưng màng chống thấm HDPE và giấy dầu ngăn không cho nước chảy qua, vải địa không dệt vẫn cho nước chảy qua dưới dạng thoát nước và thẩm thấu. Đây chính là chức năng tiêu thoát nước.

Chức năng gia cường, bảo vệ: Chức năng này giúp cho nền đất yếu được tăng cường lực kéo, bảo vệ bề mặt phía trên như màng chống thấm hoặc lớp bọc bên ngoài rọ đá.

Các nhãn hiệu vải địa kỹ thuật không dệt phổ biến sau

Vải địa kỹ thuật ART do nhà máy sản xuất Việt Nam trên dây chuyền tiên tiến hiện đại, sản phẩm có chất lượng tốt, phổ biến nhất trên thị trường. Các loại vải đại kỹ thuật aritex gồm vải địa ART 9 – Vải địa ART 12, Vải địa ART15 cường lực từ 7 kN/m đến 30 kN/m

Vải địa kỹ thuật TS: là vải địa kỹ thuật nhập khẩu xơ liên tục có màu xám khá dễ nhận biết. Vải địa TS có đặc tính kỹ thuật tương đồng với các sản phẩm trong nước nhưng có một số ưu điểm nổi bật như độ dày thường cao hơn, độ giãn dài khi đứt thấp hơn, khả năng kháng UV trong điều kiện 300 giờ chiếu sáng cao tốt hơn do tính chất xơ và tỷ lệ hạt kháng UV trong xơ.

Vải địa kỹ thuật dệt

Vải được tạo thành nhờ quá trình dệt các sợi xơ PP/PE với nhau theo hình thức đơn giản là đan các sợi vuông góc dọc ngang, dệt hình vòng cung, dệt hình zic zắc, dệt kết hợp.

Tên tiếng anh woven Geotextiles là loại vải địa được dệt từ các sợi polyester và polypropylen theo các chiều ngang, dọc liền nhau. tùy theo mức độ của lực kéo mà có mật độ sợi vải đúng với yêu cầu thiết kế của các dự án

Là loại vải địa có cường lực chịu kéo kháng lực cao nhất, cường độ thấp nhất của vải địa dệt có mức độ kéo đứt là 25kN/m2 và lên đến 400kN/m2, Vài địa kỹ thuật có phương kéo theo chiều dọc cuộn khổ có sợi dệt dày và lớn hơn theo phương ngang. Ví dụ vải địa kỹ thuật GET25 (250/50kN/m2)

GET có đầy đủ các tính chất như tách, lọc, chống thấm ngược, phân cách và nó quan trọng nhất vẫn là tính bền xé trong chịu lực, chịu được gia tải lớn, mà các kỹ sư thiết kế dự án thường sử dụng gia cường nền đất yếu.

Vải địa kỹ thuật phức hợp là loại vải kết hợp giữa vải dệt và không dệt. Được sản xuất may những bó sợi chịu lực (dệt) lên trên nền vải không dệt để tạo ra một sản phẩm có đủ các chức năng của vải dệt và không dệt.

Chức năng của vải địa kỹ thuật dệt

Chức năng gia cường: Với khả năng kháng kéo cao lên đến từ 50 kN/m đến 400 kN/m, vải địa kỹ thuật dệt đóng góp đáng kể vào khả năng gia tăng lực chống chịu cho nền đất đắp, khắc phục các điểm xung yếu, vết cắt địa chất.

Chức năng tiêu thoát nước: giống vải địa không dệt, vải địa kỹ thuật dệt giúp nước tiêu thoát và thẩm thấu.

Chức năng bảo vệ: bảo vệ thân đập, thân mái, kè biển…

Các nhãn hiệu vải dệt phổ biến gồm có

Vải địa kỹ thuật dệt Get do nhà máy sản xuất Việt Nam sản xuất tên thương hiệu là GET có các nhãn hiểu sản phẩm cường lực từ 50 kN/m đến 300 kN/m như vải địa kỹ thuật dẹt GET 10, GET 20, GET 30, GET 100, GET 200…

Vải địa kỹ thuật dệt PP: là vải địa dệt bằng sợi PP đan chủ yếu theo hình thức ngang dọc dạng các sợi màng PP khác với vải dệt GET gồm các sợi xơ nhỏ PE/PET bó thành các bó sợi rồi mới tiến hành dệt kim, dệt thoi.

Vải địa kỹ thuật dệt PP

Vải địa kỹ thuật dệt PP

Nhìn chung, vải địa đều phải đạt các quy chuẩn của bộ giao thông, quy chuẩn kỹ thuật quốc tế. Trước khi đưa vào thi công, cần phải tiến hành thí nghiệm sản phẩm. Các phương pháp thí nghiệm bao gồm:

  • Khối lượng: ASTM D-3776 (đơn vị:g/m2)
  • Chiều dày: ASTM D-5199 (đơn vị: mm)
  • Cường độ chịu kéo giật: ASTM D-4632 (đơn vị: KN)
  • Độ giãn dài kéo giật: ASTM D-4632(đơn vị: %)
  • CBR đâm thủng: ASTM D-6241 hoặc Bs 6906-Part4 (đơn vị:N)
  • Kích thước lỗ 095: ASTM D-4751 (đơn vị: mm)
  • Hệ số thấm: ASTM D-4491 hoặc BS 6906/4 (đơn vị: x10-4 m/s)

Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật

Công Ty giới thiệu với Quý khách hàng hệ tiêu chuẩn kỹ thuật của từng nhãn hiệu sản phẩm theo 02 hệ tiêu chuẩn kỹ thuật chính gồm có

Tiêu chuẩn quốc tế ASTM D

Tiêu chuẩn vải địa loại cường lực 7 kN/m

stt Chỉ tiêu Đơn vị ART7
1 Cường độ chịu kéo kN / m 7.0
2 Dãn dài khi đứt % 40/65
3 Kháng xé hình thang N 190
4 Sức kháng thủng thanh N 180
5 Sức kháng thủng CBR N 1300
6 Rơi côn mm 29
7 Hệ số thấm tại 100mm l/m2/sec 190
8 Kích thước lỗ O90 micron 125
9 Độ dày P=2kPa Mm 1.0
10 Trọng lượng g/m2 110
11 Chiều dài x rộng cuộn m x m 250x 4

Tiêu chuẩn kỹ thuật vải địa kỹ thuật cường lực 9 kN/m

stt Chỉ tiêu Đơn vị ART9
1 Cường độ chịu kéo kN / m 9.0
2 Dãn dài khi đứt % 40/65
3 Kháng xé hình thang N 230
4 Sức kháng thủng thanh N 250
5 Sức kháng thủng CBR N 1500
6 Rơi côn mm 27
7 Hệ số thấm tại 100mm l/m2/sec 170
8 Kích thước lỗ O90 micron 120
9 Độ dày P=2kPa Mm 1.0
10 Trọng lượng g/m2 130
11 Chiều dài x rộng cuộn m x m 250x 4

Tiêu chuẩn kỹ thuật vải địa kỹ thuật art 12,

Các chỉ tiêu cơ lý và chỉ tiêu hóa học trong đó có các tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng như:

stt Chỉ tiêu Đơn vị ART12
1 Cường độ chịu kéo kN / m 12
2 Dãn dài khi đứt % 40/65
3 Kháng xé hình thang N 300
4 Sức kháng thủng thanh N 350
5 Sức kháng thủng CBR N 1900
6 Rơi côn mm 24
7 Hệ số thấm tại l/m2/sec 140
8 Kích thước lỗ O90 micron 110
9 Độ dày P=2kPa Mm 1.2
10 Trọng lượng g/m2 160
11 Chiều dài x rộng cuộn m x m 225 x 4

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VẢI ĐỊA  ART15

stt Chỉ tiêu Đơn vị ART15
1 Cường độ chịu kéo kN / m 15
2 Dãn dài khi đứt % 45/75
3 Kháng xé hình thang N 360
4 Sức kháng thủng thanh N 420
5 Sức kháng thủng CBR N 2400
6 Rơi côn Cone Drop mm 20
7 Hệ số thấm tại 100mm l/m2/sec 120
8 Kích thước lỗ O90 micron 90
9 Độ dày P=2kPa Mm 1.4
10 Trọng lượng g/m2 200
11 Chiều dài x rộng cuộn m x m 175 x 4

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2014 VẢI ĐỊA CƯỜNG LỰC 20 KN/M

stt Chỉ tiêu – Properties Đơn vị ART20
1 TCVN 8485, vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – xác định cường lực kéo đứt (cuộn, khổ) kN / m 20
2 TCVN 8485, vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – xác định độ giãn dài kéo đứt (cuộn, khổ) % 50/75
3 TCVN 8871-2, vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – xác định lực xé rách hình thang (cuộn, khổ) N 440
4 TCVN 8871-2, Phương pháp thử – xác định lực kháng xuyên thủng thanh N 580
5 TCVN 8871-3, Phương pháp thử – xác định lực xuyên thủng CBR N 2900
6 TCVN 8484,  phương pháp xác định sức bền kháng thủng bằng phép thử rơi côn mm 17
7 TCVN 8487, phương pháp xác định độ thấm dưới áp lực 100ml nước l/m2/sec 80
8 TCVN 8871-6, phương pháp thử xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô O90 micron 75
9 TCVN 8220, phương pháp xác định độ dày định danh 2kPA Mm 1.65
10 TCVN 8221, phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích g/m2 280
11 Chiều dài x rộng cuộn Length x Roll width m x m 125 x 4

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2014 VẢI ĐỊA CƯỜNG LỰC 17 kN/m

Chỉ tiêu – Properties PP thí nghiệm Đơn vị ART17
Cường lực kéo đứt (cuộn, khổ) TCVN 8485 kN / m 17
Độ giãn dài kéo đứt (cuộn, khổ) TCVN 8485 % 50/75
Lực xé rách hình thang (cuộn, khổ) TCVN 8871-2 N 400
Lực kháng xuyên thủng thanh TCVN 8871-4 N 520
Lực xuyên thủng CBR TCVN 8871-3 N 2700
Rơi côn TCVN 8484 mm 18
Độ thấm dưới áp lực 100ml nước TCVN 8487 l/m2/sec 90
Kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô O90 TCVN 8871-6 micron 80
Độ dày định danh 2kPA TCVN 8220 Mm 1.5
Khối lượng trên đơn vị diện tích TCVN 8221 g/m2 240
Chiều dài x rộng cuộn m x m 150 x 4

Phương pháp thí nghiệm – Phương pháp thử

Hiện nay, ngành giao thông vận tải, thủy lợi, nông nghiệp áp dụng ba phương pháp thí nghiệm chính. gồm có:

Phương pháp thử Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN Phương pháp thử Tiêu chuẩn Quốc tế ASTMD
Phương pháp xác định cường độ chịu kéo và độ giãn dài Kéo đứt và giãn dài kéo đứt
Phương pháp xác định cường độ kéo giật Cường độ chịu kéo giật
Phương pháp xác định cường độ xé rách hình thang Cường độ kháng xé hình thang
Phương pháp xác định cường độ kháng bục Khả năng kháng bục
Phương pháp xác định cường độ CBR đâm thủng Cường độ CBR đâm thủng

Yêu cầu kỹ thuật của vải địa kỹ thuật phân cách

Mức
Chỉ tiêu Vải loại 1 Vải loại 2
eg < 50% eg>50% eg < 50% eg³>50%
Lực kéo giật (N) 1400 900 1100 700
Lực kháng xuyên thủng thanh (N) 500 350 400 250
Lực xé rách hình thang (N) 500 350 400 250
Áp lực kháng bục KPa 3500 1700 2700 1300
Lực kéo giật mối nối (N) 1260 810 990 630
Độ bền kháng tia UV 500h (%) 50
Kích thước lỗ biểu kiến (mm) < 0,43 với đất có d15 > 0,075 mm
< 0,25 với đất có d50>0,075 mm > d15
>0,075 với đất có d50 < 0,075 mm
Độ thấm đơn vị >0,50 với đất có d15 > 0,075 mm
>0,20 với đất có d50>0,075 mm > d15
>0,10 với đất có d50 < 0,075 mm

Phương pháp thi công

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng, tâp kết vật tư

  • Lựa chọn vải địa có cường lực phù hợp với địa chất thi công. Liên hệ nhân viên Công Ty để được tư vấn sử dụng loại vải địa phù hợp đảm bảo chất lượng giá thành hợp lý.
  • Chuẩn bị nền đường: phát quang những cây cối, bụi rậm, dãy cỏ trong phạm vi thi công. Gốc cây đào sâu 0.6m dưới mặt đất. Nền đường cần có độ dốc để thoát nước khi mưa.
  • Trước khi trải vải địa kỹ thuật phải tạo mặt bằng sạch, dọn dẹp vật sắc nhọn, bề mặt bằng phẳng.
  • Trải vải địa kỹ thuật ngăn cách theo hướng tuyến của đường, trải vải địa kỹ thuật dệt, gia cường theo hướng vuông góc với tuyến đường.

Bước 2: Công tác trải vải địa

  • Công tác trải vải địa và thi công trên mặt vải được tiến hành theo trình tự sau:
  • Mặt bằng trước khi trải vải cần phải được phát quang và dọn sạch gốc cây, bóc bỏ hữu cơ và các vật liệu không phù hợp khác, đào đắp đến cao độ thiết kế.
  • Khi sử dụng vải với mục đích ngăn cách nên trải theo chiều cuộn của vải trùng với hướng di chuyển chính của thiết bị thi công. Khi sử dụng vải với mục đích gia cường phải trải theo chiều cuộn của vải có hướng thẳng góc với tim đường. Các nếp nhăn và nếp gấp phải được kéo thẳng, nếu cần phải dùng bao cát hoặc ghim sắt (hoặc cọc gỗ) để cố định các mép vải nhằm bảo đảm các tấm vải không bị nhăn hoặc dịch chuyển trong quá trình trải vải và đắp đất trên mặt vải.
  • Trước khi đắp đất phải kiểm tra và nghiệm thu công tác trải vải, nếu vải bị hư hỏng và tùy theo sự chấp thuận của tư vấn giám sát, có thể sửa chữa bằng cách thay thế hoặc trải thêm một lớp vải trên chỗ bị hư hỏng với chiều rộng phủ ra ngoài phạm vi hư hỏng không nhỏ hơn chiều rộng chồng mí quy định.
  • Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì thời gian tối đa kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ kín mặt vải không được quá 7 ngày. Không cho phép thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt vải.
  • Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì chiều dày lớp đắp đầu tiên trên mặt vải không nên nhỏ hơn 300 mm. Cần phải lựa chọn trọng lượng của thiết bị thi công phù hợp với điều kiện thực tế của đất nền sao cho vết hằn bánh xe trên lớp đắp đầu tiên không lớn hơn 75 mm để giảm thiểu sự xáo động hoặc phá hoại của nền đất yếu bên dưới.
  • Lớp đắp đầu tiên trên mặt vải phải được đầm sơ bộ bằng bánh xích (của máy ủi) sau đó đầm bằng lu rung cho đến khi đạt được hệ số đầm chặt yêu cầu. Hệ số đầm chặt của lớp đầm đầu tiên trên nền đất yếu nên được lấy nhỏ hơn so với hệ số đầm chặt của các lớp bên trên khoảng 5 %.

Bước 3: Nối vải

  • Khi sử dụng vải phân cách và lọc thoát nước, tùy theo điều kiện thi công và đặc điểm của đất nền, các tấm vải có thể được nối may hoặc nối chồng mí như sau:
  • Nối chồng mí: chiều rộng chồng mí tối thiểu theo mép biên cuộn vải và giữa các đầu cuộn vải phải được lựa chọn theo điều kiện của đất nền.

May vải địa kỹ thuật

May vải địa kỹ thuật

  • Trường hợp không may, khâu vải địa kỹ thuật thì 2 lớp vải địa chồng mí tối thiểu 30 cm
  • Trường hợp khâu vải thì khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5 mm.
  • Đường may có thể là đường may đơn, may kép, may khóa L, khóa Bướm, ….
  • Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester.
  • Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50 % cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595).
  • Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5 mm.
  • Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7 mm đến 10 mm.
  • Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công cắm bấc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) không nhỏ hơn 70% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM 4595).
  • Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải và không nhỏ hơn 70 % đối với chiều cuộn vải, thử nghiệm theo ASTM D 4595.

Vải địa kĩ thuật là vải có đặc tính thấm, dùng để lót trong đất có tác dụng phân cách, lọc, tăng cường lực cho đất và tiêu nước. Vải có cấu tạo từ các xơ polypropylene hoặc polyester dùng cho thi công đường bộ, đê kè, nền đất yếu, khu vực cần tăng cường cho đất.

Vải địa kỹ thuật làm cầu đường

Vải địa kỹ thuật làm cầu đường

Vải địa kĩ thuật có cấu tạo từ polypropylene hoặc polyester, tùy theo định lượng và phương pháp gia công, sản xuất mà có các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt. Các tiêu chuẩn kỹ thuật chính gốm:

(Grab breaking load) Lực kéo giật khi đứt là giá trị lực kéo tại thời điểm mẫu thử đứt hoàn toàn, tính bằng kilôniutơn (kN) hoặc Niutơn (N).

(Elongation at breaking load) Độ giãn khi đứt tính bằng phần trăm (%) là độ giãn dài tại thời điểm mẫu thử đứt hoàn toàn.

Lực xé rách hình thang ( Trapezoid tearing strength) Lực xé rách hình thang là lực kéo lớn nhất, tính bằng Niutơn (N) nhận được trong quá trình kéo cho tới khi mẫu thử đứt hoàn toàn.

Lực xuyên ( Puncture)

Lực xuyên là lực nén (ấn) mũi đột lên mặt mẫu thử, tính bằng Niutơn (N) nhận được trong quá trình mũi đột bị nén cho tới khi xuyên qua mặt mẫu thử.

Lực xuyên thủng CBR ( CBR puncture) là giá trị lực nén lớn nhất, tính bằng kilôniutơn (kN) hoặc Niutơn (N) nhận được trong quá trình mũi xuyên bị nén cho tới khi xuyên qua mặt mẫu thử.

Lực kháng xuyên thủng thanh (puncture resistance) là lực ấn lớn nhất, tính bằng Niutơn (N) nhận được trong quá trình ấn mũi xuyên cho tới khi xuyên qua mặt mẫu thử.

(Bursting Strength) Áp lực kháng bục là giá trị áp lực lớn nhất tác động lên mặt vải, tính bằng kilopascal (kPa) nhận được đến khi mẫu bị phá vỡ hoàn toàn.

Kích thước lỗ biểu kiến – O95 (Apparent opening size – O95) của vải địa kỹ thuật được quy ước là kích thước đường kính hạt mà khối lượng của nó có 5% lọt qua mặt vải được xác định trên đường cong quan hệ giữa phần trăm lọt sàng và đường kính hạt thông qua quá trình thử nghiệm.

Vải địa kỹ thuật không dệt cấu tạo từ những sợi xơ ngắn hoặc dài liên tục, được liên kết với nhau bằng phương pháp ép nhiệt và xuyên kim

Lợi ích khi sử dụng vải địa

Tăng khả năng tiêu thoát nước. Giảm chiều sâu đào vào các lớp đất yếu. Giảm độ dốc mái lớp đất đắp yêu cầu và tăng tính ổn định của chúng. Lún đều của các lớp đất. Cải thiện các lớp đất đắp và kéo dài tuổi thọ công trình.

Ứng dụng vải địa kỹ thuật

Ứng dụng vải địa kỹ thuật