admin2021-09-16T02:13:06+00:00
Vải địa kỹ thuật ART7
Vải địa kỹ thuật ART7 là vải địa kỹ thuật loại không dệt, có tính chất giúp tăng cường lực cho đất, phân cách và tiêu thoát nước, được sản xuất tại Việt Nam, được sử dụng trong rất nhiều dự án đường bộ đường thủy và trong thi công cảnh quan môi trường, phủ vỉ thoát nước trong thi công vườn trên mái.
Vải địa kỹ thuật không dệt ứng dụng trong giao thông, thủy lợi, môi trường góp phần làm giảm giá thành dự án. Vải địa được sử dụng trong các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, cảng, sân bay, các khu vực bãi đỗ, kho hàng, khu vực bốc dỡ hàng, nhà xưởng công nghiệp, đê kè sông biển, hố chứa chất nhiễm bẩn….ART là sản phẩm được Công Ty cung cấp và phân phối với chất lượng cao-giá cả ổn định. thỏa mãn được nhu cầu của mọi khách hàng
Báo giá vải địa kỹ thuật ART7 và một số loại liên quan
Stt | Loại vải địa kỹ thuật | Đơn giá /m2 |
1 | Vải địa kỹ thuật ART7 | 8.000 vnđ |
2 | Vải địa kỹ thuật ART9 | 8.600 vnđ |
3 | Vải địa kỹ thuật VNT17 | 7.900 vnd |
4 | Vải địa kỹ thuật cường lực 7 kN/m | 8.000 vnd |
5 | Mua lẻ vải địa kỹ thuật số lượng dưới 1.000m2 | 15.000 vnd |
Báo giá mang tính tham khảo, giá tại kho chưa gồm vận chuyển khối lượng từ 5.000 m2 trở lên
Xem thêm giá bán các loại vải địa kỹ thuật tại đây
Vải địa kỹ thuật ART7 là gì?
Vải địa kỹ thuật ART 7 Là loại vải địa không dệt. Vải địa kỹ thuật được nghiên cứu sản xuất dưới dây chuyền sản xuất hiện đại bằng nguyên liệu đầu vào lựa chọn kỹ càng từ khâu nhập khẩu. Để tạo ra loại sản phẩm vải địa thường được tạo từ nguyên liệu xơ Polyester hoặc xơ Polypropylene.
Vải cường lực 7 kN/m thường được dùng làm lớp ngăn cách, bọc đường ống hoặc phủ vỉ thoát nước trong thi công vườn trên mái không yêu cầu cường lực.
Cấu tạo của vải địa ART 7
Hay còn gọi là vải địa kỹ thuật 7kN/m. Được sản xuất từ xơ polypropylen chất lượng cao, nhờ công nghệ xuyên kim ép nhiệt tạo ra liên kết không theo một hướng nhất định nào. Vải địa có cấu trúc cực kỳ mạnh mẽ, bền chắc, có tính ổn định cao và chịu thiệt hại tốt từ áp lực xây dựng. Dùng để ngăn giữa hai lớp vật liệu có kích thước hạt khác nhau, như đá hay đá dăm, hay cát với nền đất yếu.
Với các chức năng nổi bật:
- Tạo lớp phân cách
- Chức năng gia cường
- Tính năng bảo vệ
- Tính năng thoát nước
Công Ty cam kết cung cấp vải địa kỹ thuật với chuẩn chất lượng và giá thành hợp lý. Đồng thời với hệ thống phân phối rộng khắp, phương tiện vận tải đường bộ, đường biển, đường sắt linh hoạt, kho hàng đầy đủ phong phú các mặt hàng đặt tại Hồ Chí Minh, Long An, Hải Dương, Hà Nội…
Chỉ tiêu kỹ thuật vải địa kỹ thuật ART7
Chỉ tiêu | Phương pháp thử | Đơn vị | ART7 | |
1 | Cường độ chịu kéoTensile Strength | ASTM D 4595 | kN / m | 7.0 |
2 | Dãn dài khi đứtElongation at break | ASTM D 4595 | % | 40/65 |
3 | Kháng xé hình thangTrapezoidal Tear Strength | ASTM D 4533 | N | 190 |
4 | Sức kháng thủng thanhPuncture Resitance | ASTM D 4833 | N | 180 |
5 | Sức kháng thủng CBRCBR Puncture Resitance | DIN 54307 | N | 1300 |
6 | Rơi cônCone Drop | BS 6906/6 | mm | 29 |
7 | Hệ số thấm tại 100mmPermeability at 100mm | BS 6906/3 | l/m2/sec | 190 |
8 | Kích thước lỗ O90Opening size O90 | EN ISO 12956 | micron | 125 |
9 | Độ dày P=2kPaThickness under 2kPa | ASTM D 5199 | Mm | 1.0 |
10 | Trọng lượngMass per Unit area | ASTM D 5261 | g/m2 | 110 |
11 | Chiều dài x rộng cuộnLength x Roll width | m x m | 250 x 4 |
Các giá trị trong bảngtrên là kết quả trung bình (± 5%) của phương pháp thử tiêu chuẩn
Ngoài ra, tiêu chuẩn thi công nghiệm thu vải địa kỹ thuật của mỗi công trình đều phải đủ hai điều: bảo quản vải và công tác trải vải. Vải phải được bảo quản nơi khô ráo, tránh ấm mốc và các tác nhân hóa học, bức xạ. Khi thi công trải vải phải làm tuần tự theo 3 bước: phát quang cây cối, đất đá; trải vải và cuối cùng là lấp đất, sỏi lên trên cùng. Từ những bước cơ bản mà mỗi công trình sẽ có những công đoạn nhỏ khác nhau
Tác dụng của vải địa kỹ thuật ART 7
Vải địa kỹ thuật ART7 ứng dụng chủ yếu để làm lớp ngăn cách xử lý nền đất yếu trong công trình giao thông thủy lợi, trong thi công lắp đặt vườn trên mái hay cảnh quan ngoài trời kết hợp với các vật liệu khác như vỉ thoát nước, lót đáy bồn hoa gỗ nhựa ngoài trời. Sản phẩm đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của loại có cường lực 7 kN/m
Lợi ích khi sử dụng vải địa kỹ thuật:
- Cho phép tăng cường lực lớp đất bằng việc tăng khả năng thoát nước cho đất
- Với các lớp đất yếu hạn chế tối đa chiều sâu phải đào
- Tăng tính ổn định cho lớp đất và giảm độ dốc mái cần đắp theo yêu cầu
- Bảo đảm được tốc độ lún của đất đều đặc biệt với khu vực thuộc vùng thời tiết chuyển tiếp
- Kéo dài tuổi thọ công trình đê kè giao thông thủy lợi.
Ứng dụng trong xây dựng với loại vải địa 7kn/m
Vải địa được sử dụng từ những năm 50 của thế kỷ trước, khi đó người ta mới dùng đến vải địa như 1 lớp ngăn cách và lọc lại những vật tư nhỏ như sỏi, đá….Nhưng thời kỳ đó chưa được phổ biến. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì vải địa được dùng hầu hết các công trình giao thông, thủy lợi, trồng cây xanh, nông nghiệp…
- Chức năng gia cường: Vải địa kỹ thuật có tính chịu kéo cao nên các đơn vị thiết kế áp dụng đặc tính này để truyền hoặc tăng cường cho đất khả năng chịu kéo để gia tăng và cố định cho các công trình được đặt tại một khu vực địa chất yếu. Đảm bảo sự vững chắc từ nền móng công trình.
- Các công trình đường có độ dày lớn như đường bê tông, đường nhựa được sử dụng hàng ngày nên dễ bị xô lệch, trượt mái lớp vải địa kỹ thuật đóng vai trò cung cấp lực chống xô, chống trượt theo chiều ngang, giúp cho những phần mái dốc ổn định hơn.
- Chức năng phân cách: Các phương pháp thông thường để ổn định hoá lớp đất đắp trên nền đất yếu bão hoà nước là phải tăng thêm chiều dày đất đắp để bù vào lượng đất bị mất do lún chìm vào nền đất yếu trong quá trình thi công. Việc sử dụng loại vải địa kĩ thuật thích hợp đặt giữa đất yếu và nền đường sẽ ngăn cản sự trộn lẫn của hai loại đất. Ngoài ra, vải địa kĩ thuật còn ngăn chặn không cho đất yếu thâm nhập vào cốt liệu nền đường nhằm bảo toàn các tính chất cơ lý của vật liệu đắp và do đó nền đường có thể hấp thụ và chịu đựng một cách hữu hiệu toàn bộ tải trọng xe
- Chức năng tiêu thoát/ Lọc ngược Đối với các nền đất yếu có độ ẩm tự nhiên lớn và độ nhạy cảm cao, vải địa kĩ thuật có thể làm chức năng thoát nước nhằm duy trì và thậm chí gia tăng cường độ kháng cắt của đất nền và do đó làm gia tăng khả năng ổn định tổng thể của công trình theo thời gian. Vải địa kĩ thuật loại không dệt, xuyên kim có chiều dày và tính thấm nước cao là vật liệu có khả năng tiêu thoát tốt, cả theo phương đứng (thẳng góc với mặt vải) và phương ngang (trong mặt vải). Vì thế, loại vải địa này có thể làm tiêu tán nhanh chóng áp lực nước lỗ rỗng thặng dư trong quá trình thi công cũng như sau khi xây dựng và dẫn đến sức kháng cắt của nền đất yếu sẽ được gia tăng.
- Chức năng bảo vệ: Vải địa kỹ thuật có tính bền kéo, chống đâm thủng cao, tính bền môi trường (chịu nước mặn) và khả năng tiêu thoát nước nhanh; vải địa kỹ thuật được dùng kết hợp với một số vật liệu khác như bê tông, đá, rọ đá, thảm đá,… tạo thành lớp đệm ngăn cách chống xói mòn và bảo vệ cho triền đê, bờ đập, bờ biển hay các cột bê tông cột trụ của cầu.
- Chức năng bao bọc chứa đựng: Vải địa kỹ thuật còn được dùng làm vật liệu bao bọc, chứa đựng các vật liệu bên trong như đất, cát giúp gia cố bờ đên, ngăn lũ lụt và ngăn cách các khu vực sụt lún bảo vệ bờ kè, lấn sông lấn biển. Có thể chứa đựng đất, cát bên trong ứng dụng trong các lĩnh vực khác.
Phương pháp thi công vải địa kỹ thuật art7
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng, tâp kết vật tư
- Lựa chọn vải địa có cường lực phù hợp với địa chất thi công. Liên hệ nhân viên Công Ty để được tư vấn sử dụng loại vải địa phù hợp đảm bảo chất lượng giá thành hợp lý.
- Chuẩn bị nền đường: phát quang những cây cối, bụi rậm, dãy cỏ trong phạm vi thi công. Gốc cây đào sâu 0.6m dưới mặt đất. Nền đường cần có độ dốc để thoát nước khi mưa.
Bước 2: Công tác trải vải địa
- Công tác trải vải địa và thi công trên mặt vải được tiến hành theo trình tự sau:
- Mặt bằng trước khi trải vải cần phải được phát quang và dọn sạch gốc cây, bóc bỏ hữu cơ và các vật liệu không phù hợp khác, đào đắp đến cao độ thiết kế.
- Khi sử dụng vải với mục đích ngăn cách nên trải theo chiều cuộn của vải trùng với hướng di chuyển chính của thiết bị thi công. Khi sử dụng vải với mục đích gia cường phải trải theo chiều cuộn của vải có hướng thẳng góc với tim đường. Các nếp nhăn và nếp gấp phải được kéo thẳng, nếu cần phải dùng bao cát hoặc ghim sắt (hoặc cọc gỗ) để cố định các mép vải nhằm bảo đảm các tấm vải không bị nhăn hoặc dịch chuyển trong quá trình trải vải và đắp đất trên mặt vải.
- Trước khi đắp đất phải kiểm tra và nghiệm thu công tác trải vải, nếu vải bị hư hỏng và tùy theo sự chấp thuận của tư vấn giám sát, có thể sửa chữa bằng cách thay thế hoặc trải thêm một lớp vải trên chỗ bị hư hỏng với chiều rộng phủ ra ngoài phạm vi hư hỏng không nhỏ hơn chiều rộng chồng mí quy định.
- Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì thời gian tối đa kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ kín mặt vải không được quá 7 ngày. Không cho phép thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt vải.
- Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì chiều dày lớp đắp đầu tiên trên mặt vải không nên nhỏ hơn 300 mm. Cần phải lựa chọn trọng lượng của thiết bị thi công phù hợp với điều kiện thực tế của đất nền sao cho vết hằn bánh xe trên lớp đắp đầu tiên không lớn hơn 75 mm để giảm thiểu sự xáo động hoặc phá hoại của nền đất yếu bên dưới.
- Lớp đắp đầu tiên trên mặt vải phải được đầm sơ bộ bằng bánh xích (của máy ủi) sau đó đầm bằng lu rung cho đến khi đạt được hệ số đầm chặt yêu cầu. Hệ số đầm chặt của lớp đầm đầu tiên trên nền đất yếu nên được lấy nhỏ hơn so với hệ số đầm chặt của các lớp bên trên khoảng 5 %.
Bước 3, Nối vải địa kỹ thuật
- Khi sử dụng vải phân cách và lọc thoát nước, tùy theo điều kiện thi công và đặc điểm của đất nền, các tấm vải có thể được nối may hoặc nối chồng mí như sau:
- Nối chồng mí: chiều rộng chồng mí tối thiểu theo mép biên cuộn vải và giữa các đầu cuộn vải phải được lựa chọn theo điều kiện của đất nền.
- Nối may: Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester.
- Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50 % cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595).
- Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5 mm.
- Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7 mm đến 10 mm.
- Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công cắm bấc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) không nhỏ hơn 70% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM 4595).
- Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải và không nhỏ hơn 70 % đối với chiều cuộn vải, thử nghiệm theo ASTM D 4595.