Vải địa kỹ thuật dệt – Ứng dụng và Tính năng vượt trội

Rất Mong Được Quý Khách Đánh Giá 5 Sao post

Vải địa kỹ thuật dệt – Ứng dụng và Tính năng vượt trội

Vải địa kỹ thuật dệt tên tiếng anh woven geotextile là vải gia cường có các tính năng kháng vật lý như kéo đứt, kéo giật, đâm thủng kháng bục cao dùng cho các công trình xử lý nền đất yếu.

Với tính năng kháng vật lý cao và khả năng gia cường nền đất, loại vải dệt trở thành lựa chọn hàng đầu cho các công trình đường cao tốc, đường tỉnh, đường thủy, khu công nghiệp, nhà ga xe lửa, tàu bay.

Vải địa kỹ thuật dệt có 2 loại. Hạ Tầng Việt trân trọng gửi đến quý khách hàng giá bán của các loại như sau

Báo giá vải địa kỹ thuật dệt Get và vải dệt PP

Giá bán Khổ vải m Trọng lượng Bán lẻ
Giá bán vải địa kỹ thuật dệt GET 5 (50/50kN/m) 3.5m x 500m = 1.750m2 150g/m2 12.500
Giá bán vải địa kỹ thuật dệt GET10 (100/50kN/m) 3.5m x 320m = 1.120m2 225g/m2 14.600
Giá bán vải địa kỹ thuật dệt GET15 (150/50kN/m) 3.5m x 200m = 700m2 320g/m2 17.300
Giá bán vải địa kỹ thuật dệt GET20 (200/50kN/m) 3.5m x 220m = 770m2 400g/m2 20.500
Giá vải địa kỹ thuật dệt PP 25 ( 25kN/m ) 4 m x 250 m = 1000m2 150g/m2 7.000

dowload báo giá tại đây

Đơn giá trải và khâu vải địa loại dệt

Đơn giá may (khâu) vải: 4.000 đồng/m2 – Trải vải: 3.000 đồng/m2

Khác với vải địa kỹ thuật không dệt, có thể dùng máy may 1 kim 1 chỉ, may vải địa kỹ thuật dệt phải sử dụng phương pháp may dùng máy 1 kim 2 chỉ hoặc 2 kim 2 chỉ.

Lý do phải sử dụng phương pháp may này vì vải địa kỹ thuật dệt được tạo thành bởi các sợi xơ dệt với nhau theo phương vuông góc với nhau. Các bó xơ có thể dịch chuyển và bung ra khi không may khóa đầu. Vì vậy, phương pháp may thường là các đường may khóa đầu.

Khi trải vải địa kỹ thuật dệt, phải trải sao cho đường may nối giữa các lớp vải phải là các mép đã được dệt theo hình thức khóa đầu.

Vải địa kỹ thuật dệt GET là gì?

Vải địa kỹ thuật dệt GET là thương hiệu vải địa do nhà máy Aritex sản xuất gồm các loại có cường lực từ 50 kN/m đến 200 kN/m. Vải có cấu tạo từ các sợi PE/PET được dệt theo các phương pháp đơn giản  (sợi dọc và sợi ngang dệt lên xuống) đến phức hợp (dệt lên xuống, dệt vân chéo, dệt kép, dệt khóa đầu). Các sợi xơ sau khi được bện với nhau thành sợi lớn được dệt đan với nhau tạo thành tấm vải dệt rất chắc chắn.

Vải địa kỹ thuật dệt PP là gì?

Vải dệt PP là vải dệt được tạo thành bởi các sợi màng PP dệt với nhau thành tấm vải. Loại vải này thường chỉ áp dụng cách dệt đơn giản gồm các sợi dọc và ngang đan lên xuống với nhau.

Hạ Tầng Việt là nhà cung cấp vải địa kỹ thuật dệt PP tại Miền Bắc và Miền Nam. Vải địa dệt PP có đặc tính chịu lực cao, dộ dãn dài thấp, dễ thi công. Do đặc thù công nghệ sản xuất vải dệt PP dạng dệt trên nền vải không dệt nên sản lượng sản xuất rất lớn, đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Phân biệt các loại vải địa kỹ thuật không dêt và có dệt

Vải địa kỹ thuật gồm hai loại, loại vải địa kỹ thuật không dệt và vải địa kỹ thuật dệt.

Giống nhau:

Cả hai loại vải đều được sản xuất từ việc kéo các sợi xơ PE, PP hoặc PET từ chất liệu tương ứng dưới dạng hạt là sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất dầu mỏ.

Cả vải địa kỹ thuật dệt và không dệt đều được sử dụng trong thi công khắc phục tình trạng nền đất yếu, vùng trũng hoặc vùng đất có nhiều mạch nước ngầm, nhằm giảm thiểu nền đất đắp thêm giúp công trình bền vững chống xói mòn sạt lở.

Khác nhau

Vải địa kỹ thuật không dệt là loại vải dùng phương pháp xuyên kim để kết nối các sợi xơ với nhau, ngược lại vải địa kỹ thuật dệt lại dùng hình thức dệt vuông góc hoặc dệt đan phức hợp với nhau để tạo thành tấm vải.

Xét về cường lực thì vải địa kỹ thuật dệt có cường lực cao hơn trong khi trọng lượng đơn vị lại thấp hơn.

Ứng dụng vải địa kỹ thuật không dệt chủ yếu là để làm lớp phân cách, lọc, trong khi vải địa kỹ thuật dệt lại nhằm gia tăng cường lực cho đất nhất là các tuyến đường có yêu cầu lớp vật liệu chịu tải trọng lớn.

Vải địa kỹ thuật dệt thường có độ giãn dài rất thấp dưới 25% trong khi của vải địa không dệt thường từ 50% trở lên.

Vải địa kỹ thuật dệt thường có giá cao hơn vải địa không dệt và không đa dạng sản phẩm như vải địa không dệt.

Bảng tổng hợp khi sử dụng vải địa kỹ thuật

STT Các tiêu chí
Vải địa kỹ thuật dệt Vải địa kỹ thuật không dệt
1
Lớp phân cách, tiêu thoát nước

2 Gia tăng cường lực cho đất
3 Yêu cầu cường lực cao, nhà ga, sân bay, cảng biển
4 Ứng dụng dùng làm vải trồng cây sân vườn
5 Độ kéo giãn của vải dưới 25%
6 Độ kéo giãn của vải trên 50%

Vải địa kỹ thuật dệt có nhiều tác dụng

Với nhiều công dụng và ưu thế tuyệt với trong việc gia tăng cường lực, phân cách, thẩm thấu và tầng lọc, vải địa kỹ thuật dệt được ứng dụng rộng rãi trong các công trình giao thông đường bộ, đường thủy, khu chế suất, đường cao tốc, dự án nhiệt điện khai khoáng, đê kè sông hồ, kênh rạch. Vải địa kỹ thuật còn được sử dụng trong các ứng dụng dân dụng như da giày, tấm lót trong ô tô, chống ồn, tấm lọc bụi, lọc cát…

Tác dụng chủ yếu của vải dệt là gia tăng cường lực một phương hoặc hai phương cường lực từ 50kN/m đến 300kN/m

Top các loại vải địa kỹ thuật dệt phổ biến tại Việt Nam

Thương hiệu Daehan Sản phẩm chính GM10 (100/100kN/m) và GML20 (200/200kN/m); GML10 có cường lực 2 phương là 100/50 kN/m

Cùng xuất xứ Hàn Quốc có thêm thương hiệu Daeyoun và Daehan (Viết tắt DM) vải gia cường. Sản phẩm chính DM10 (100/100kN/m) và DML20 (200/50kN/m); DML10 có cường lực 2 phương là 100/50 kN/m

Vải địa kỹ thuật dệt PP của Việt Nam sản xuất có cường lực từ 25kN/m – 50kN/m. pp 50/50 kN/m, 25/25 kN/m

Vải địa kỹ thuật dệt GET của nhà máy vải địa kỹ thuật Việt Nam sản xuất, những mặt hàng chính như GET10 (100/50kN/m), GET15(150/50kN/m),GET20(200/50kN/m), GET25 (250/50kN/m), GET30 (300/50kN/m)

Thương hiệu DM do nhà máy APT sản xuất tại Việt Nam – Công ty THái Châu sản xuất với lực kéo cao ở cả 2 phương, có cường lực từ 50kN/m đến 400kN/m

Thương hiệu DJ và DJL dp nhà máy DaeJung sản xuất, giúp nền đất yếu tăng lực kéo đứt ở một hoặc cả hai chiều khổ, lực kéo đứt từ 50kN/m đến 400kN/m

Các dự án sử dụng vải địa kỹ thuật dệt

Vải địa kỹ thuật dệt dùng cho đường cao tốc, đường tỉnh, đường vành đai

  • Cao tốc Hà Nội Hải Phòng các gói thầu số I, II, III, IV – X dùng vải địa kỹ thuật dệt GET 20
  • Dự án đường vành đai ven biển phía Nam: Dùng vải địa kỹ thuật dệt GET 15, GET 20

Bến cảng, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị

  • Dự án cảng Đình Vũ – Hải Phòng dùng vải địa kỹ thuật dệt GET 30
  • Dự án xây dựng hạ tầng bãi thải hóa chất của công ty Cổ phần DAP – Vinachem dùng vải địa kỹ thuật dệt get 300 (300/300 kN/m) GET 100 (100/100 kN/m)

Vải địa kỹ thuật dệt dùng cho đê kè thủy lợi, kè sông kè biển.

  • Dự án đường lấn biển Tân Vũ Lạch Huyện vải địa kỹ thuật

Tiêu chuẩn kỹ thuật vải địa kỹ thuật dệt

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VẢI ĐỊA DỆT GET10

Vải địa kỹ thuật GET 10 là loại vải có cường lực chiều khổ 50kN/m chiều cuộn là 100 kN/m. Vải được sản xuất từ các nguyên liệu chất lượng cao, cho phép nó có khả năng chịu lực tốt và tuổi thọ cao. Điều này giúp đảm bảo rằng các công trình được xây dựng từ vật liệu này có thể chịu đựng được áp lực và tải trọng lớn mà không bị hư hỏng.

STT Chỉ tiêu PP thí nghiệm Đơn vị GET10
1 Trọng lượng ASTM D 5261 g/m2 225
2 Cường độ chịu kéo chiều cuộn ASTMD 4595 kN/m 100
3 Cường độ chịu kéo chiều khổ ASTMD 4595 kN/m 50
4 Cường độ chịu kéo cuôn/khổ ASTMD 4595 kN/m 100/50
5 Dãn dài khi đứt- ASTMD 4595 % <15
6 Kích thước lỗ O95 – ASTM D 4751 micron 0.075~ 0.340
7 Lưu lượng thấm – 20kPa ASTM D 4491 Cm/s Kx(10-2 ~ 10-5), K = 1.0-9.9
8 Hệ số thấm ASTM D 4491 s-1 0.03 ~ 0.5
9 Khổ rộng Tiêu chuẩn m 3,5

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VẢI ĐỊA DỆT GET20

Chỉ tiêu – Properties PP thí nghiệm Đơn vị GET20
1 Trọng lượng ASTM D 5261 g/m2 400
2 Cường độ chịu kéo chiều cuộn ASTMD 4595 kN/m 200
3 Cường độ chịu kéo chiều khổ ASTMD 4595 kN/m 50
4 Cường độ chịu kéo cuôn/khổ ASTMD 4595 kN/m 200/50
5 Dãn dài khi đứt ASTMD 4595 % <15
6 Kích thước lỗ O95 ASTM D 4751 micron 0.075~ 0.342
7 Lưu lượng thấm – 20kPa ASTM D 4491 Cm/s Kx(10-2 ~ 10-5), K = 1.0-9.9
8 Hệ số thấm ASTM D 4491 s-1 0.03 ~ 0.7
9 Khổ rộng m 3,5

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VẢI ĐỊADỆT GET15

Chỉ tiêu – Properties PP thí nghiệm Đơn vị GET15
1 Trọng lượng ASTM D 5261 g/m2 300
2 Cường độ chịu kéo chiề ASTMD 4595 kN/m 150
3 Cường độ chịu kéo chiều khổ ASTMD 4595 kN/m 50
4 Cường độ chịu kéo cuôn/khổ ASTMD 4595 kN/m 150/50
5 Dãn dài khi đứt- ASTMD 4595 % <15
6 Kích thước lỗ O95 – ASTM D 4751 micron 0.075~ 0.341
7 Lưu lượng thấm – 20kPa ASTM D 4491 Cm/s Kx(10-2 ~ 10-5), K = 1.0-9.9
8 Hệ số thấm ASTM D 4491 s-1 0.03 ~ 0.6
9 Khổ rộng tiêu chuẩn m 3,5

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VẢI ĐỊA DỆT PP 25kN/m

Chỉ tiêu/ Properties Test method Đơn vị PP 25
1 Lực kéo đứt chiều cuộn/ khổ ASTM D-4595 kN/m ≥ 25
2 Độ dài khi đứt chiều cuộn/khổ ASTM D-4595 % ≤ 25
3 Cường độ xuyên thủng CBR BS 6909 part4 N ≥ 2500
4 Cường độ chịu kẹp kéo ASTM D 4632 N ≥ 600
5 Thấm xuyên ASTM D 4491 m/s ≥ 1×10-4
6 Kích thước lỗ hiệu dụng O90 ASTM D 4751 micron ≤ 230
7 Chất liệu Normal Tiêu chuẩn Sợi PP
8 Trọng lượng ASTMD 5261 g/m2 ≥ 125
9 Độ dày P=2kPa ASTMD 5199 mm ≥ 0,50
10 Màu sắc Normal Đen

Những tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến vải địa kỹ thuật dệt

Tiêu chuẩn kỹ thuật là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất của vải địa kỹ thuật dệt. Những thông số này không chỉ đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà còn giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Tiêu chuẩn ASTM

Tiêu chuẩn ASTM D 5261 được sử dụng để kiểm tra trọng lượng và cường độ chịu kéo của vải địa kỹ thuật dệt. Các thông số này rất quan trọng trong việc xác định khả năng chịu tải và tuổi thọ của sản phẩm.

Ngoài ra, ASTM D 4491 cũng là tiêu chuẩn quan trọng trong việc kiểm tra khả năng thấm nước và lưu lượng thấm của vải địa kỹ thuật dệt. Điều này giúp xác định khả năng giữ nước và ngăn chặn xói mòn đất trong các công trình xây dựng.

Tiêu chuẩn ISO

Không chỉ có tiêu chuẩn ASTM, vải địa kỹ thuật dệt còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế khác như ISO 9001 và ISO 14001. Những tiêu chuẩn này giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất theo quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và thân thiện với môi trường.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này không chỉ giúp nâng cao uy tín của nhà sản xuất mà còn đảm bảo rằng người tiêu dùng nhận được sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng được tất cả các yêu cầu trong quá trình sử dụng.

Tiêu chuẩn TCVN 9844 – 2013

Tiêu chuẩn quốc gia tcvn 9844:2013 vải địa kỹ thuật có nội dung về yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu

Tiêu chuẩn quốc gia tcvn 9844:2013 vải địa kỹ thuật  được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu.

TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.