5/5 - (2 bình chọn)

Vải địa kỹ thuật dệt ( GET )

Vải địa kỹ thuật không dệt của SPI Sài Gòn được sản xuất hoàn toàn trên dây chuyền tự động với công nghệ Hàn Quốc, sử dụng 100% nguyên liệu  polypropylene, xuyên kim có phụ gia kháng tia cực tím. Nhà máy có thể sản xuất từ cường lực 7kN->80kN (100g/m2 -> 1200g/m2).

Vải địa kỹ thuật không dệt được dùng rộng rãi trong các công trình xây dựng cầu đường nhờ chất lượng cao, tính năng đa dạng phù hợp với mọi yêu cầu kỹ thuật.

Đặc điểm – Chức năng của Vải địa kỹ thuật không dệt :

Vải địa kỹ thuật không dệt

ƯU ĐIỂM NỔI BẬT:

– Sản phẩm đa dạng, đáp ứng được mọi yêu cầu kỹ thuật.

– Sản phẩm có tính ổn định cao.

– Giá thành hợp lý với chất lượng quốc tế.

– Nguồn nguyên liệu chất lượng cao, nhập khẩu từ nước ngoài.

TÍNH NĂNG:

– Phân cách:

+ Vải địa kỹ thuật không dệt giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng, nó được dùng làm tấm ngăn cách liên tục giữa 2 lớp vật liệu có đặc tính khác nhau, tránh được mất vật liệu và cho phép giảm khối lượng đất đắp.

+ Sử dụng lớp phân cách nhằm bảo đảm tính  chất  cơ  học  của  các  lớp  đất được bảo quản an toàn, tải trọng tác dụng sẽ được tiếp nhận và sự phân bố tải trọng trong nền đất tốt hơn.

– Lọc ngược:

+ Lớp vải địa kỹ thuật không dệt đóng vai trò là lớp lọc được đặt giữa hai lớp vật liệu có độ thấm nước và cỡ hạt khác nhau. Chức năng của lớp lọc là tránh sự xói mòn từ phía vật liệu có cỡ hạt mịn hơn vào lớp vật liệu thô. Hiện tượng này không thể tránh được và chấp nhận nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Hệ số thấm theo đường lọc vẫn cao hơn hệ số thấm của khu vực xung quanh.

+ Hiện tượng bít chậm so với tuổi thọ công trình.

+ Quá trình lắng có một thời hạn nhất định.

– Tiêu thoát:

+ Ở Việt Nam nền đất yếu thường có độ ẩm tự nhiên tương đối lớn và độ nhạy cảm tương đối cao. Vì thế vải không dệt có thể làm cho nước tiêu thoát nhanh để gia tăng cường độ kháng cắt của đất nền và do đó làm gia tăng ổn định của tổng thể công trình theo thời  gian.

+ Vải địa kỹ thuật không  dệt,  xuyên  kim  có  chiều  dày  và  tính  thấm  nước  cao  là vật  liệu  có  khả  năng  tiêu  thoát  nước  tốt,  cả  theo  phương  đứng  và  phương  ngang. Vì thế làm tiêu tán nước trong lỗ rỗng nhanh, giảm áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình thi  công  cũng  như  sau  khi  xây  dựng  và  dẫn  đến  sức  kháng  cắt  tăng  lớn.

+ Vải địa kỹ thuật không dệt cần có kích thước lỗ rỗng đủ nhỏ để không cho các hạt đất cần bảo vệ đi qua, đồng thời cũng đủ lớn để khả năng tiêu thoát nước đảm bảo cho việc giảm áp lực nước lỗ rỗng.

– Bảo vệ: Ngoài độ bền cơ học như bền kéo, chống xuyên thủng cao…vải địa kỹ thuật không dệt còn có tính bền môi trường (chịu nước mặn) nên vải không dệt được kết hợp với các vật liệu khác như thảm đá, rọ đá, đá hộc, bê tông…để chế tạo lớp đệm chống xói cho đê, đập, bờ biển, trụ cầu…

– Gia cường:

+ Vải địa kỹ thuật không dệt có tính chịu kéo cao. Người ta lợi dụng đặc tính này để truyền cho đất một cường độ chịu kéo theo kiểu gia cố cốt cho đất hoặc chứa đất vào các túi vải địa kỹ thuật.

+ Vải địa kỹ thuật không dệt làm cho việc thi công lớp đầu tiên dễ dàng hơn như giảm chiều dày, đảm bảo cho phương tiện lưu thông đi lại dễ dàng, làm cho sức chịu tải tăng và biến dạng đồng đều. Tuy không làm tăng độ bền của đất nhưng vải địa kỹ thuật chống lại sự phát triển các vùng phá hoại cục bộ. Đối với nền đất yếu thì sự phá hoại lớp đất đắp xảy ra tức thời. Do đó việc sử dụng vải địa kỹ thuật tránh được sự phá hoại tức thời đó và tăng cường gia cố.

+ Trong kết cấu nền đường, vải địa kỹ thuật không dệt như bộ phận chịu lực. Tuy nhiên tải trọng xe tác dụng lớn mặt đường chủ yếu theo phương thẳng đứng, trong khi phương chịu kéo của vải lại theo phương ngang. Vì vậy cường độ chịu kéo và cường độ chịu uốn của vải có ảnh hưởng rất nhỏ trong sự gia tăng khả năng chịu tải của nền dưới tải trọng đứng của bánh xe.

+ Trong trường hợp xây đê đập hay xây dựng đường dẫn vào cầu có chiều cao đất đắp lớn có khả năng trượt mái hoặc chuyển vị ngang của đất đắp, vải địa kỹ thuật không dệt có thể đóng vai trò nòng cốt giúp gia cường cung cấp lực kháng trượt theo phương ngang, nhằm gia tăng ổn định của mái dốc, trong trường hợp này nó có chức năng gia cường

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Đơn vị Vải địa kỹ thuật dệt GET
GET 10 GET 15 GET 20 GET 40 GET 100 GET 200 GET 300
Cường độ chịu kéo ASTM D
4595
TCVN
8485
kN/m ≥ 100/50 ≥ 150/50 ≥ 200/50 ≥ 400/50 ≥ 100/100 ≥ 200/200 ≥ 300/300
Độ giãn dài khi đứt
ASTM D
4595
TCVN
8485
% < 15 < 12
Sức kháng thủng CBR
ASTM D
6241
TCVN
8871-3
N ≥ 4500 ≥ 5500 ≥ 7000 ≥ 1400 ≥ 6000 ≥ 1500 ≥ 1800
Hệ số thấm ASTM D
4491
TCVN
8487
m-1 0.02 -:- 0.6
Kích thước lỗ O95 ASTM D
4751
TCVN
8871-6
mm 0.075 -:- 0.34
Sức kháng UV ASTM D
4355
TCVN
8482
% > 70
Trọng lượng đơn vị ASTM D
5261
TCVN
8221
g/m2 225 300 400 720 290 640 960
Khổ rộng m 3.5

ỨNG DỤNG:

– Khôi phục và gia cường nền đất yếu: Vải địa kỹ thuật không dêt được sử dụng như một biện pháp tiết kiệm và hiệu quả để phục hồi các ô hay khu vực đất rất yếu như đầm phá, ao bùn, với tính năng có cường lực chịu kéo cao, độ giãn dài thấp, độ bền kéo mối ghép nối tốt. Cốt gia cường trong xây dựng tường chắn đất, mái dốc…

– Phân cách ổn định nền đường: Do có tính năng cường độ chịu kéo và ứng suất cao nên được sử dụng làm lớp phân cách giữa nền đất đắp và đất yếu nhằm duy trì chiều dày đất đắp và tăng khả năng chịu tải của nền đường. Ổn định nền đất trong xây dựng đường bộ, đường sắt, sân kho, bãi Container, san lấp nền….

– Chống xói mòn: Được sử dụng trong các công trình như đê, đập, kênh mương thủy lợi, kè sông, biển nhằm giảm bớt áp lực thủy động từ bên trong bề mặt mái dốc và triệt tiêu bớt các tác động từ môi trường gây ra xói mòn như: nhiệt độ, mưa, gió, sóng.

– Lọc và thoát nước nền đường, các công trình như: sân vận động, sân golf, công viên, rãnh tiêu trong nông nghiệp….

– Bảo vệ màng chống thấm trong các công trình như: hệ thống xử lý chất thải, hồ chứa nước thải.

Bên cạnh đó công ty SPI Sài Gòn còn cung cấp vải địa kỹ thuật không dệt, rọ đá, màng chống thấm HDPE,.. cải thiện chất lượng công trình có nền đất yếu, yêu cầu kỹ thuật khắc khe và tuổi thọ của công trình được nâng cao.